Siêu âm cọc khoan nhồi: là thí nghiệm bắt buộc theo các quy chuẩn hiện hành để đánh giá chất lượng cọc khoan nhồi. Đây là kết quả để cấp chứng nhận về sự đảm bảo an toàn tính chịu lực, chứng nhận phù hợp về chất lượng các công tình xây dựng.
Khác biệt với các cọc bê tông đúc sẵn đã được kiểm soát về lượng, tính đồng nhất trước khi được đưa vào thi công thì ngược lại cọc khoan nhồi, cọc barrette hay tường vây là những loại chỉ được đánh giá chất lượng sau khi thi công. Một trong những điều kiện để đánh giá chất lượng bê tông cọc khoan nhồi tốt nhất lúc này đó là Siêu âm cọc khoan nhồi.
Ống siêu âm cọc khoan nhồi: thường sử dụng với cọc khoan nhồi mini cho nhà dân thì chủ yếu là dùng ống nhựa PVC có đường kính từ D42 – D48, chúng có tác dụng kiểm tra độ đồng nhất của bê tông cọc trong thí nghiệm siêu âm cọc. Tùy theo đường kính D500 – D2000 mà bố trí số lượng ống khác nhau (tối thiểu 2 ống và tối đa 4 ống). Bởi, theo tiêu chuẩn TCVN 9396 – 2012 (Cọc khoan nhồi – Xác định tính đồng nhất của bê tông – Phương pháp xung siêu âm), mục 5 có viết:
Phương pháp thí nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi:
Phương pháp thí nhiệm siêu âm cọc khoan nhồi được dựa trên nguyên lý xung siêu âm truyền qua trong môi trường thân cọc khoan nhồi từ một đầu phát sau đó đo vận tốc truyền song và sau đó thu tại đầu thu. Nếu cọc khoan nhồi có tính đồng nhất thì vận tốc sóng lúc này tương đối ổn định, năng lượng không bị suy giảm. Nếu bê tông trong cọc không đồng nhất, bị rỗ khí hay rạn nứt, khuyết tật trong thì vận tốc song sẽ biến đổi theo chiều giảm.
Ưu điểm của phương pháp siêu âm này như sau:
Thực hiện siêu âm cọc khoan nhồi là phương pháp kiểm tra không phá hủy giúp kiểm tra tính đồng nhất và vị trí khuyết tật của bê tông trong phạm vi từ điểm phát đến điểm thu.
Thời gian thực hiện kiểm tra nhanh chóng.
Máy siêu âm cọc khoan nhồi hiện đại, nhỏ gọn, ổn định không bị nhảy số khi đo.
Một số tiêu chuẩn trong thí nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi:
– Số lượng cọc khoan nhồi đặt ống siêu âm: Không nhỏ hơn 50% tổng số cọc
– Số lượng cọc thực hiện thí nghiệm không ít hơn 50% số lượng đặt ống siêu âm (không được ít hơn 25% tổng số cọc khoan nhồi).
– Thời gian thực hiện thí nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi tối thiểu sau 7 ngày tính từ khi kết thúc đổ bê tông ở cọc.
– Yêu cầu về người thực hiện phải được đào tạo về phương pháp thí nghiệm siêu cọc khoan nhồi và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ xác nhận.
– Thiết bị thí nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi phải được kiểm tra và hiệu chuẩn định kỳ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp phép.